Thuốc trị sán dây cho mèo

Sán dây ở mèo là một loại ký sinh trùng đường ruột làm cho mèo bị bệnh, chúng có khả năng lây lan nhanh giữa các con mèo với nhau. Để có thể chữa trị và phòng ngừa sán dây đúng cách hãy cùng Chomeocanh.com tìm hiểu rõ hơn về bệnh sán dây trong bài viết dưới đây nhé.

Sán dây ở mèo là gì?

Sán dây là một loại giun dài có màu trắng, chúng có hình dạng dẹt và thường sống trong ruột non của thú cưng. Cơ thể của sán dây có một bộ phận như lưỡi câu để neo bám chắc vào thành ruột của mèo.

Thông thường có ba loại sán dây dễ gây lây nhiễm bệnh cho mèo như Dipylidium caninum, loài Taenia, loài Echinococcus, chúng sẽ xâm nhập vào đường ruột và tấn công hệ tiêu hoá của mèo.

Giun sán có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng bên trong của mèo

Ngoài ra, loài giun sán có thể sử dụng bọ chét làm vật chủ trung gian để xâm nhập vào thú cưng nên nó có tốc độ lây nhiễm nhanh giữa các con mèo với nhau qua đường tiếp xúc.

Lý do gây bệnh sán dây cho mèo

Bệnh sán dây ở mèo thường do các nguyên nhân sau:

– Mèo bị nhiễm do ăn phải ấu trùng, bọ chét có sán dây.

– Lông mèo có bọ chét nhiễm sán dây, khi mèo chải chuốt và vệ sinh lông đã vô tình đưa sán dây vào đường ruột.

– Bị nhiễm thông qua việc bắt chuột, chim hay ăn thịt sống không vệ sinh.

Sán dây xâm nhập vào cơ thể mèo thông qua bọ chét

Những dấu hiệu khi mèo bị nhiễm sán dây

Triệu chứng nhiễm sán dây ở mèo không quá rõ ràng và cụ thể, dễ bị nhầm lẫn sang các bệnh thường gặp khác ở mèo như bệnh viêm ruột. Tuy nhiên, hầu hết khi mèo bị nhiễm sán dây sẽ có triệu chứng cơ bản sau:

– Mèo đột nhiên nôn và tần suất nhiều

– Mèo bị tiêu chảy nhiều lần

– Mèo ăn nhiều, đều đặn nhưng cân nặng không có thay đổi

– Có biểu hiện ăn kém, chán ăn và bị sụt cân

Ngoài ra, các bạn có thể phát hiện trứng sán dây thông qua phân mèo hoặc vùng gần hậu môn của chúng. Trứng sán có màu vàng nhạt và có thể chuyển động, nhưng sau khi rời khỏi cơ thể sẽ khô và hơi khó nhìn.

Khi sán dây di chuyển đến vùng hậu môn của mèo có thể gây ngứa ngáy khó chịu, có thể khiến mèo lê quét mông hoặc liếm liên tục vào vùng đó khiến tình trạng bệnh càng thêm nặng hơn.

Những dấu hiệu khi mèo bị nhiễm sán dây

Cách chẩn đoán bệnh sán dây ở mèo

Để xác định được mèo đã bị nhiễm sán dây, các bác sĩ thú y sẽ tiến hành khám sức khỏe toàn diện cho mèo. Nếu có sự nhiễm sán dây, chúng sẽ được tìm thấy trong túi hậu môn hoặc trong phân của mèo.

Tuy nhiên, việc chẩn đoán sán dây ở mèo đôi khi rất khó và có thể bị chẩn đoán sai do tập tính làm sạch cơ thể của mèo. Mèo thường vệ sinh lông và chôn phân của mình trước khi các bạn nhìn thấy. Do đó, tốt nhất các bạn vẫn nên đưa mèo đến bác sĩ thú y uy tín để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác hơn nhé.

Cách thức điều trị bệnh sán dây

Việc điều trị sán dây ở mèo đối với loại sán dây trưởng thành sẽ thông qua việc tiêm hoặc uống thuốc. Để được chẩn đoán và kê đơn chính xác với mèo của mình thì các bạn nên đưa đến cơ sở thú y uy tín để đảm bảo hiệu quả và an toàn nhé.

Ngoài ra, các bạn phải kiên trì và kiên nhẫn cho mèo uống thuốc đầy đủ mới có thể loại bỏ hoàn toàn sán dây và trứng ra khỏi cơ thể mèo nhé.

Có thể điều trị sán dây ở mèo bằng thuốc uống

Biện pháp phòng ngừa mèo nhiễm phải sán dây

Bên cạnh việc chữa trị thì các bạn cũng hãy lưu ý thực hiện một số điều sau để phòng ngừa bệnh sán dây ở những con mèo chưa bị và ngừa việc tái phát ở những con mèo vừa khỏi bệnh.

– Giữ vệ sinh cho mèo không bị nhiễm bọ chét, qua đó giúp cho mèo khỏi bị nhiễm sán dây.

– Thường xuyên tắm rửa cho mèo

– Định kỳ vệ sinh, khử trùng môi trường sống của mèo

– Tuyệt đối không để mèo ăn xác chết động vật hoặc rác bẩn

– Định kỳ đưa mèo đến cơ sở thú y để được xét nghiệm ký sinh trùng đường ruột.

– Định kỳ tẩy giun và diệt bọ chét cho mèo.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc dùng trong việc phòng ngừa và trị sán dây ở mèo dạng uống và nhỏ gáy. Các bạn đừng tự ý sử dụng cho mèo mà hãy đến thú y để được tư vấn chi tiết hơn nhé.

Tại Chomeocanh.com chúng tôi có đội ngũ bác sĩ thú y có kinh nghiệm dày dặn, đảm bảo sẽ tư vấn và chẩn đoán bệnh tình rõ ràng nhất cho các bé mèo.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, cách thức điều trị và cách phòng ngừa sán dây ở mèo. Nếu như mèo của bạn có triệu chứng nhiễm bệnh hay sức khỏe gặp vấn đề nào hãy đến thú y Chomeocanh.com để được tư vấn và thăm khám ngay nhé.