[Hướng dẫn] Cách Nuôi Chim Sơn Ca Non đơn giản nhất

Hầu hết nghệ nhân nuôi chim từ trước đến nay đều thích nuôi Sơn Ca con, loại dưới tháng tuổi mới cho là tốt. Chim càng non thì dỗ thuần thuộc, dạn người tuy biết trước phải mất công tốn của trong việc nuôi dưỡng suốt một thời gian dài đến bảy tám tháng. Mặc khác, nuôi chim con còn có điều lợi là có thể tập luyện theo ý của mình, và đời sống của chim lại thọ, khéo nuôi thì chim có thể sống được mười lăm đến hai mươi năm mới chết! Như vậy, thì công khó bỏ ra lúc đầu tuy vất vả nhưng lại có lợi về lâu về dài sau nầy.

Như quí vị đã biết, Sơn Ca con nuôi đến bảy tám tháng mới chịu mở miệng hót. Đến lúc này người nuôi mới biết chắc được đâu là con trống, đâu là con mái. Trống thì bắt nuôi riêng, và mái chỉ thả ra đồng cho sinh sản. Do vậy không ai lại nuôi Sơn Ca con với số lượng ít ỏi một vài con bao giờ, mà phải nuôi số nhiều để hy vọng lựa ra được nhiều chim trống mà nuôi, số dư thì nhượng lại cho thiên hạ để lấy lại chút lời bù vào công của đã bỏ ra. Nếu chỉ nuôi một vài con để rồi sau nầy lựa ra toàn là chim mái, thì làm sao chịu đựng được sự thất vọng to tát?

Hơn nữa, nuôi một vài con chim cũng tốn công chăm sóc, mà nuôi năm mười con cũng vất vả thêm chút công sức mà thôi.

Muốn có chim Sơn Ca con mà nuôi, ta phải chờ đến mùa chim sinh sản. Lúc nầy, một là đến chợ chim để chọn mua hai là tìm tổ chim mà bắt. Thường thì nghệ nhân thành thị mới phải bỏ tiền túi ra mua chim nuôi, còn nghệ nhân thôn quê ở vùng có Sơn Ca làm tổ, đã không mất tiền mua lại còn hưởng được cái thú đi bắt tổ chim nữa…

Mùa sinh sản của Sơn Ca, như phần trên chúng tôi đã trình bày, là khoảng tháng 2 đến tháng 7 âm lịch hằng năm. Ngoài mùa sinh sản thì chim có thể rải rác đây đó, nhưng đến mùa sinh sản thì chúng lại có thói quen tụ tập về một nơi để làm tổ đẻ.

Tổ chim Sơn Ca được làm ngay trên mặt đất, chim vào những hố cạn có sẵn, như lỗ chân trâu, như những hang hốc nhỏ, cạn, cạnh bờ ruộng, bờ mẫu, hay dựa bên một bụi cỏ lớn, bên một gốc cây chẳng hạn. Tổ được kết thô sơ bằng những mẫu cành khô, cỏ khô hay rơm rác, và mỗi lứa chim đẻ được bốn năm trứng, nở ra đưọc vài ba con.

Mùa sinh sản của Sơn Ca kéo dài khoảng bốn năm tháng, nên mỗi cặp chim có thể đẻ được ba bôn lứa con, cho nên khoảng rằm tháng hai đầu tháng ba ta có thể lặn lội vào nương rẫy nơi biết chắc có Sơn Ca kéo về làm to là hy vọng bắt được con chúng mà nuôi.

Chim có thói quen mỗi năm về làm tổ ở vùng đất cũ, miễn là năm trước chúng không “bị động”, không bị giới thợ săn đến bố ráp ruồng bắt nhiều lần.

Đến mùa sinh sản của chim Sơn Ca, người có kinh nghiệm thường phải kín đáo rình rập nhiều ngày để quan sát xem chim thường bay lên đáp xuỏng vùng nào nhiều nhất. Đó chính là nơi chim tụ về làm tổ.

Như phần trên chúng tôi đã nói, chim Sơn Ca tuy nhỏ nhưng rất khôn, nơi chim bay lên hay đáp xuống không phải là nơi đặt tôt của nó. Trước khi bay lên trời để hót hay tìm mồi ở một vùng khác, để đánh lừa kẻ thù, nỏ khôn ngoan lủi đi trong lùm bụi xa tổ một đoạn đuờng dài rồi mới tung cánh bay lên. Đến lúc trở về tổ, nó cũng đáp xuống một vùng đất cách xa tổ chừng mươi lăm thước, sạu đó lại lùi di trong các bụi cỏ để nhắm hướng về đúng tổ của mình.

Thường thì người ta rủ nhau đi bắt tổ chim vào ban đêm, với đèn pin hay đuốc như vậy mới hy vọng bắt được số nhiều. Do bị quáng ánh đèn, ánh đuốc, ngay chim cha mẹ cũng nằm tại chỗ trơ mắt ra nhìn, đến chừng bị chụp vào lưới mới hoảng hổn thì… đã muộn! Trừ trường hợp nguời săn chim quá vụng về gây ra tiếng động mạnh, khiên chim lớn hoảng sợ nên mới rời tổ mà lủi trốn xuống lớp cỏ đày mà thôi. Ngay lứa chim con, dù chưa đủ lông đủ cánh, đi đứng còn chưa vững nhưng khi gặp biến chúng cùng bươn bả trốn chạy, thoát thân. Chỉ lúc nào tình hình thật sự yên tĩnh, nghe chính tiếng Sơn Ca mẹ túc túc gọi đàn thì chim con mới xuất đầu lộ điện nhập bầy kéo về tổ cũ!

Vì vậy, bắt được chim con Sơn Ca tại tổ thường là những chim còn non ngày tuổi, chẳng hạn vừa mờ mắt chưa được mấy ngày, chưa giập bụng cứt nên chim còn khờ dại, đôi khi gặp người lại gần còn tưởng bố mẹ nên há mỏ đòi ăn. Còn lứa chim đã có vài tuần tuổi trở lên, ta khó lòng bắt được chúng. Muốn bắt được những chim nầy chỉ còn cách giăng lưới tại một góc vườn hay bãi đất hoang nào đó, rồi từ xa mọi người đi hàng ngang lùa tới… Như vậy chim cứ bị dổn đuổi và cuối cùng sa vào lưới  lúc nào cũng không hay!

Bắt chim con về, nếu không biết cách nuôi dưỡng thì chúng khó lòng sống được.

Việc nuôi dưỡng chim con, ta nên chia làm hai thời kỳ:

– Thời kỳ thứ nhất là tháng tuổi đầu tiên, tức là thời kỳ chim con còn non dại.

– Thời kỳ thứ hai là tháng thứ hai đến ngày chúng lộ rõ giới tính của mình, đó là đến tháng tuổi thứ bảy, thứ tám.

Trong tháng tuổi đầu, chim con chưa biết tự ăn uống, chưa đủ lông đủ cánh, lại ngô nghê khờ khạo. Chim non như vậy nếu không chăm sóc một ngày là đủ kiệt sức mà chết vì đói, vì lạnh rồi.

Nuôi chim còn non ngày tuổi như vậy, ta nên làm tổ nhân tạo lót bằng cỏ khô, vải vụn để chúng nằm được ấm áp. Nếu nuôi số nhiều thì nên tốt lớp cỏ khô dày vào hộp các tông để chim năm vừa âm vừa êm. Ban đêm trời trở lạnh, chủ nuôi cần phải dùng đèn điện hay đèn bão để sưởi ấm cho chim. Chỉ cân thấy chìm dựa vào nhau mà ngủ ngon giấc là biêt nơi chúng nằm đù độ ấm. Ngược lại, thấy chim cứ cựa mình rồi kêu rên khè khè là biết chúng bị lạnh quá hay nóng quá nên ngủ không được…

Do chim con phóng uế nhiều, nên tổ nhân tạo rất mau bẩn, do đó cần phải vệ sinh luôn. Lớp cỏ khỏ hay vải vụn bên trong phải được thay vài lần trong ngày để tổ được khô ráo và sạch sẽ.

Hằng ngày ta phải đút mồi cho chim con ăn. Chim con có khả năng tiêu hóa thức ăn rất nhanh, mới ăn chưa được bao lâu thì chúng đã đói, thấy người lai gần là há choạc mỏ đòi ăn. Vì vậy, đút mồi cho chim một lần, từ sáng sớm cho đến bữa ăn cuối trong ngày là bảy tám giờ tối, sau đó cho chim ngủ.

Thức ăn của chim con, tốt nhất là cào cào non, thịt bò xắt nhỏ, trứng kiến và kê trộn trứng.

Kê trộn trứng thì nên có, còn thịt bò hay cào cào địa phương mình có gì thì cử cho chim ăn nấy, như vậy mới không gặp trở ngại trong việc chăn nuôi. Chúng tôi đã từng thấy có nơi người ta cho Sơn Ca con ăn nhộng tằm xắt nhỏ thay thế cào cào và thịt bò, và thấy chim cảnh vẫn sống mạnh.

Kê ruột trộn trứng thì trong bài trước chúng tôi đã để cập rồi, xin miễn nhắc lại. Cứ tới bữa ăn, ta đố một ít kê nầy vào chén nhỏ (nuôi ít chim thì dùng lượng bột ít, còn nuôi nhiều chim thì dùna lượng bột nhiều), trộn nước cho sền sệt. Sau đó, ta nhúng cào cào hay thịt bò vào chén kê, lật qua lật lại cho tẩm đểu khắp nơi mới đút cho chim ăn.

Mỗi bữa cho ăn, ta nên cho chim ăn thật no. Chim chưa no thì cứ há mỏ đòi ăn, và khi đã no nê rồi thì tự động khép mỏ chặt lại để lim dim ngủ. Sau mỗi bữa ăn như vậy ta nhớ cho chim uống thêm chút nước. Nhiều người quên cho chim con uống nước sau bữa ăn, nên một hai ngày sau chim chết khát một cách oan uổng!

Xin được lưu ý quí vị, eiông chim dù lơn hay nhỏ. nhịn khát rất dở. Không ăn một ngày chúng vẫn chịu được, nhưng nhịn uống một ngày thì chim thì chim đã kiệt sức, khó sống nổi!

Từ tháng tuổi thứ hai trở đi, Sơn Ca con đã gần đủ lông đủ cánh, đã khôn ngoan hơn, thấy người lạ đến gần đã biết sợ.

Lúc này thì chim đã bắt đầu tự biết cóng thức ăn, nước uống mà ăn uống. Thế nhưng thỉnh thoảng gặp chủ đến gần chúng vẫn còn giữ thói quen nhõng nhẽo há mỏ đòi ăn.

Lúc này ta nên nhốt chim vào loại lồng thấp (giữa cũng có dù) và nên lót cỏ tươi dưới đáy lồng để chim đứng cho êm chân. Cỏ tươi nầy có thế vài ngày thay một lẩn, nhưng tốt hơn hết là mỗi ngày thay một lần mới hợp vệ sinh. Ta nên nuôi tập thể để đỡ công chăm sóc.

Thức ăn của chim hơn tháng tuổi này, chủ yếu vẫn là kê ruột trộn trứng và sữa (thức ăn dành cho chim con), mỗi ngày nên cho ăn thêm cào cào hoặc thịt bò xắt nhỏ. Nếu thiếu thức ăn đạm động vật này, sự phát triển cơ thể của chim sẽ chậm lại, một hình thức bị suy dinh dưỡng. Trừ trường hợp chim đã lớn tháng tuổi thì vài ba ngày cho ăn cào cào một lần cũng không sao…

Thức ăn và nước uống cứ đổ vào cóng rồi máng vào lồng để cho chim con ăn, như cách nuôi chim lớn vậy.

Từ hai tháng tuổi trở đi, ta không cho cỏ tươi vào lồng để chim đứng ém chân nữa, mà thay thế bằng cát. Lớp cát này chỉ độ 4 hay 5 ly là đủ. Đây là cát sạch, cát sống hay cát biển cũng được, miễn khô mới tốt. Lớp cát này có thể mỗi tuần thay một lần, nếu lồng nuôi chim tập thể thì nên vài ngày thay một lần, vì chim nhiều thì chúng bài tiết nhiều nên cát mau bẩn!

Nuôi chim con từ nhỏ cho đến ngày tập hót, ngoài việc nuôi dưỡng và chăm sóc. chủ nuôi còn phải tập cho chim biết đứng trên dù (hay đế) để sau này giá trị của chim được tăng thêm. Giống Sơn Ca khỏng biết đứng trên dù mà hót thì dù nó có giọng hay đến đâu đi nữa, cũng được ít người ưa chuộng. Vì lẽ đó nên từ lúc nhỏ, ở tháng tuổi thứ hai thứ ba trở đi, chủ nuôi phải tập chúng biết cách đứng trên dù.

Đứng trên dù cũng tương tự cũng như cách đứng trên mô đất ở ngoài đồng trống. Do Sơn Ca có ba thế đứng: đứng dưới đất, đứng trên mô đất và bay thẳng lên trời mà hót.

Nếu nuôi trong lông thì nó đứng dưới cát, đứng lên dù và bay lên bay xuống mà hót. Động tác bay lên hay xuống trong lồng mà hót là động tác được ưa chuộng nhát. Và những chim này trước đó đều biết đứng trên dù cả.

Những chim chỉ biết đứng dưới bố lồng mà hót thì cả đời nó quen tánh như vậy, không hề chịu đứng trên dù. Vì lẽ đó tập cho chim con biết lên dù là chuyện nôn tập luyện sớm.

Thực tế cho thấy có nhiều chim con sang tháng tuổi thứ ba đã biết lên dù. Kinh nghiệm cho biết những chim nầy đa số là chim trống và thường biết hót sớm hơn những chim khác trong bầy. Gặp những chim khôn ngoan vừa ý nầy ta có thể bắt ra nuôi riêng để tiện theo dõi, hoặc là cứ nuôi tập thể nhưng để tâm theo dõi đặc biệt xem sao. Với những chim không biết lên dù thì ta có cách tập cho chung lên dù. Dù là bộ phận hình nấm làm bằng gỗ. Thân dù là một cái trục tròn bằng ngón tay, dài hay ngắn tùy vào tuổi tác của chim và tùy vào chiều cao hay thấp của lồng Sơn Ca. Với chim Sơn Ca con, nuôi bằng lồng thấp, nên dù chỉ cần cao khoảng năm đến sáu phân là vừa: nghĩa là tương đương với mô đất thấp ngoài ruộng. Mặc dù tròn và phẳng, đường kính khoảng bốn năm phân. Nhưng với chim Sơn Ca con thì mặt dù thường làm rộng hơn để chim đứng vững được trên đó.

Với chim con khồng biết lên dù thì cần phải tập. Cách tập là dùng mưu mẹo để dụ chim lên dù, và sau đó tập cho chim có một thói quen khó… bỏ được!

Do chim đứng dưới cát đã quen, nên thấy trên bể mặt dù có màu gỗ đen sì nó cũng sợ. vì vậy ta nên dùng một mẹo nhỏ là dùng hồ bôi lên khắp bề mặt của dù, sau đó rắc cát lên cho cát dính khắn vào. Như vậy duói đáy lồng cũng như trên bề mặt dù đều có lớp cát như nhau cả, khiến San Ca con dù có nhảy lên dù cũng không còn bờ ngỡ nữa!

Thế nhưng không dễ gì chim Sơn Ca con đã chịu lên dù do thói quen của nó là thích đi lại dưới đáy lông. Vì vậy, mỗi lần cho chim ăn cào cào ta nên rắc đôi ba con cào cào lên mặt dù để dụ chim con lên ăn. Do tính tham ăn, và cào cào lại là thức ăn mà chim khoái khẩu, nên đa số Son Ca con đểu nhảy lên dù để tìm cào cào mà ăn.

Ta cứ tập mãi như vậy nhiều ngày, có khi từ tháng này sang tháng khác, đến khi nào việc lên dù trở nên một thói quen của nó mới thôi.

Những chim lúc nhỏ đã chịu lên dù, thì khi biết hót nó chỉ thích đứng trên dù mà hót. Từ đù bay lên cao mà hót là tập tính riêng của chim, ta không có cách nào tập được. Thường thì những chim căng lữa, là những chim nuôi được ba mùa trả lên đều trổ được tài vừa tung cánh bay cao vừa cất tiếng hót véo von.

Khi con chim bắt đầu tập hót, đích thị nó là chim trống, ta nên bắt nuôi riêng mỗi con một lông để cho chim vô nề nép mà dễ tập luyện để giọng hót hay hơn.